Giáo họ Mân Côi

  • Địa chỉ: 332/60 Dương Quảng Hàm, P.5, Q. Gò Vấp
  • Bổn mạng: Đức Mẹ Lên Trời
  • Điện thoại: 3895 5670
  • Năm thành lập: 1956 - 1981

Sơ nét Giáo họ Mân Côi

Được đăng T.7, 17/04/2010 - 10:42 bởi PhillipDat k1
Biến động của Giáo họ qua từng giai đoạn mỗi khi có Cha Tân chính xứ mới về:

* Cha xứ Giuse Maria Nguyễn Ké Phú (1956 -1964)

  • Năm 1956 khi mới thành lập khu giáo, số nhân danh chỉ có 100 người và  hơn 10 gia đình.
  • Khu giáo gồm các chi họ Cụ Trùm Nga (Nguyễn Văn Y), Cụ Thơ Truyền (Đinh Văn Để )
  • Cha xứ Giuse đã lấy tên Yên Mỹ đặt cho Khu giáo.

* Cha xứ Gioanbaotixita Nguyễn An Hòa (1964 -1992)

  • Từ khi cha Gioan về quản xứ đến năm 1975, số hộ gia đình có tăng nhưng không biến động nhiều.
  • Biến cố lớn nhất trong Khu giáo là sau năm 1975, một số gia đình đi vùng kinh tế mới và một số xuất cảnh nên số nhân danh trong khu giảm xuống.
  • Từ sau năm 1985 với chủ trương đô thị hoá của nhà nước, số dân ngoại thành từ từ đổ về Dân số bắt đầu tăng lên. Khoảng năm 1985 cha Gioan Baotixita quyết định thay đổi danh xưng Khu giáo Yên Mỹ bằng Khu giáo Mân Côi
  • Điều hành Khu giáo gồm 3 người :  Ông Trùm, Ông Quản và Bà Quản.

*   Cha Vinh sơn Trần Văn Hoà (1992 -1999)

  • Giai đoạn này đất nước nói chung với nền kinh tế thị trường phát triển mạnh nên đời sống người giáo dân cũng chuyển biến đi lên, do đó số dân nhập cư cũng tăng lên.
  • Cơ cấu mới của Hội Đồng Giáo Xứ nên có Ban Chấp Hành Khu Giáo gồm 4 người : Trưởng khu, Phó khu, Ủy viên phụng vụ (kiêm thư ký), Ủy viên tông đồ  (kiêm bà quản)

* Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái (1999 -2005)

  • Theo qui chế mới Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Khu Giáo Mân Côi được gọi là Giáo Họ Mân Côi.
  • Ban điều hành giáo họ gồm 6 người : Trưởng, Phó, Ủy viên Phụng vụ, Ủy viên quản họ, Ủy viên bác ái xã hội, Ủy viên giới trẻ.

*  Cha Giuse Phạm Công Trường (2005 - hiện nay)   

  • Giai đoạn ổn định phát triển về nhân sự cũng như về đời sống tâm linh.

    Quý chức phục vụ Giáo họ

    Được đăng T.3, 19/10/2010 - 22:22 bởi PhillipDat k1
     QÚI CHỨC QUA CÁC THỜI KỲ

    1.  Cha Giuse Nguyễn Kế Phú  1956 - 1964. 

    * Nhiệm kỳ I.

    • Trùm khu  Ô. Giuse Nguyễn Văn Y (Nga )
    • Ông quản  Ô. Nguyễn Văn Cào
    • Bà Quản    B. Nguyễn Thị Chi

    * Nhiệm kỳ II.

    • Ông trùm  Ô. Đaminh Nguyễn Văn Lý (Tự )
    • Ông quản  Ô. Tôma Nguyễn Văn Cào
    • Bà quản    B. Maria Đinh Thị Bàn  (Thuận )

    * Nhiệm kỳ III

    • Ông trùm  Ô. Tôma Nguyễn Văn Dụng
    • Ông quản  Ô. Tôma Nguyễn Văn Mẫn    (Sát )
    • Bà quản    B. Maria Phan Thị Mỹ.

    2.  Cha Gioan Baotixita Nguyễn An Hòa.  1964 - 1992.

    Nhiệm kỳ là 3 năm

    * Nhiệm kỳ IV   

    • Ông trùm:  Đaminh Trần Tuyển. (Ô. Oánh)
    • Ông quản:  Phêrô Nguyễn Văn Nhật
    •  Bà quản:   Rôsa Nguyễn Thị Gấm     (Uyển )

    Nhiệm kỳ V

    • Ông trùm: Giuse Khổng Hữu Bảo
    • Bà quản:   Maria Trần Thị Sen     (Quán )

    * Nhiệm kỳ VI

    • Ông Trùm: Gioankim Nguyễn Văn Vận
    • Ông quản:  Đaminh Vũ Văn Nghiệm                
    • Bà quản:    Maria Trần Thị Sen

    * Nhiệm kỳ VII

    • Ông Trùm:  Giuse Đinh Văn Diện
    • Ông quản:  Rocco Nguyễn Văn Thìn
    • Bà Quản:   Maria Nguyễn Thị Tùy (Xế )

    * Nhiệm kỳ VIII

    • Ông trùm:  Đaminh Đinh Văn Pháp
    • Ông quản:  Vinh Sơn Nguyễn Văn Tim
    • Bà quản:     Maria Hà Thị Dư (Thóc )

    * Nhiệm kỳ IX

    • Ông trùm: Giuse Bùi Văn Soạn
    • Ông quản: Đaminh Vũ Văn Gạn
    • Bà quản:  Maria Nguyễn Thị Bao    (Bách )

    * Nhiệm Kỳ X

    • Ông Trùm:  Đaminh Vũ Văn Gạn
    • Ông quản:  Phêrô Triệu Quang Phục 
    • Bà quản:  Maria Phạm Thị Tửu     (Hội )

    * Nhiệm kỳ XI

    • Ông trùm Đaminh Nguyễn Văn Hóa
    • Ông quản: Tôma Nguyễn Văn Lai
    • Bà quản: Maria Nguyễn Thị Tùy

    * Nhiệm kỳ XII

    • Ông trùm:  Phêrô Trần Văn Xế
    • Ông quản Đaminh Nguyễn Văn Lâm
    • Bà quản: Têrêsa Nguyễn Thị Mỹ Liên

    3. Thời kỳ Cha Vinh Sơn Trần Văn Hòa.  1992 - 1999.

    Nhiệm kỳ là 5 năm

    * Nhiệm kỳ XII. Ban chấp hành khu giáo gồm 4 người

    • Trưởng khu:           Ông Đaminh Trần Ngọc Bỉnh.
    • Phó khu:                Ông Đaminh Nguyễn Văn Lâm.
    • Phụng Vụ - thư ký : Ông Vinh Sơn Nguyễn Qúi Anh.
    • Tông đồ - Quản:     Bà Anna Nguyễn Thị Hồng.

    * Nhiệm kỳ XIII.

    • Trưởng khu:           Ông Đaminh Trần Ngọc Bỉnh
    • Phó khu:                Ông Đaminh Nguyễn Văn Lâm.
    • Phụng vụ,Thư ký :  Ông Vinh Sơn  Nguyễn Qúi Anh.
    • Tông đồ - Quản:  Bà Anna Nguyễn Thị Hồng
    Nhiệm kỳ này Ông Đaminh Trần Ngọc Bỉnh được Chúa gọi về.
    Ông Đaminh Nguyễn Văn  Lâm xử lý Trưởng Khu giáo Mân Côi  08 tháng được Chúa gọi về.

    4. Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái.  1999 - 2005. 

    Nhiệm kỳ là 5 năm

    * Nhiệm kỳ XIV (2003 - 2007).  Ban điều hành giáo họ gồm 6 người

    • Trưởng Giáo Họ:         Ông Gioakim Nguyễn Văn Thuận
    • Phó Giáo họ:               Ông Vinh sơn Nguyễn Quý Anh.
    • Ủy viên phụng vụ:       Ông Rôcô Nguyễn Thành Khiêm
    • Ủy viên Bác Ái xã hội : Bà Inê Vũ Thị Ánh (Sài)
    • Bà Quản:                    Bà Maria Đinh Thị Vàng
    • Ủy viên giới trẻ:          Ông Đaminh Đinh Thái Tôn

    5. Cha Giuse Phạm Công Trường 2007 - hiện nay:

    Ông Gioakim Nguyễn Văn Thuận vì lý do sức khỏe đã xin nghỉ vào năm 2007. Hiện nay,  Ông Vinh sơn Nguyễn Quý Anh đang đăm nhận nhiệm vụ Trưởng Giáo họ.

    • Trưởng Giáo họ: Ông Vinh sơn Nguyễn Quý Anh.
    • Ủy viên phụng vụ và hiện nay Phó Giáo họ:  Ô. Rôcô Nguyễn Thành Khiêm
    • Ủy viên Bác Ái xã hội: Inê Vũ Thị Ánh (Sài)
    • Bà Quản:  Maria Đinh Thị Vàng
    • Ủy viên giới trẻ:  Ông Đaminh Đinh Thái Tôn
    ​​​(cập nhật 2013)  Nhiệm kỳ 2012-2016
    • Trưởng Giáo họ: Ông Rôcô Nguyễn Thành Khiêm
    •  Phó 1:   Ông Đaminh Đinh Thái Tôn
    •  Phó 2:  Ông Phanxicô Vũ Quang Chính
    • Thư ký: Ông Giuse Đinh Quốc Trung
    • Quản họ:  Bà Maria Đinh Thị Vàng - Bà Maria Nguyễn Thị Thanh
    • Thủ quỹ:  Bà Inê Vũ Thị Kiêm

Muối mặn cho đời

Được đăng T.3, 19/10/2010 - 23:23 bởi PhillipDat k1

CỐNG HIẾN CHO GIÁO HỘI VÀ GIÁO XỨ

           1. Linh Mục.

  • Linh mục Gioakim Nguyễn Trường Khoan. Sinh năm 1948. Thụ phong Linh mục 1976. Đang phục vụ tại Giáo xứ Rạch Đùng, Hà Tiên. Giáo phận Long Xuyên.
  • Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Trúc. Sinh năm 1949. Thụ phong Linh mục 1985. Đang phục vụ Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
  • Linh mục Gioakim Nguyễn Anh Sơn. Sinh năm 1952. Thụ phong Linh mục 2003. Đang phục vụ Giáo Hội tại Hoa Kỳ
  • Linh mục Tôma Thiện Trần Quốc Hưng. Sinh năm 1971. Thụ phong Linh mục năm 1999. Hiện đang giáo sư Đại chủng viện Sài Gòn.

2. Tu sỹ

  • Nữ tu Catharina Nguyễn Thị Nhung. Sinh năm 1947. Đã khấn trọn. Hiện đang phục vụ tại dòng nữ Đaminh Hố Nai.

         3. Giáo Dân: Ông Đaminh Trần Ngọc Bình. Sinh năm 1955.

  • Phụ trách Giới trẻ trong Ban Thường Vụ HĐ Giáo Dân Đaminh Việt Nam.
  • Phục vụ trong Ban Thường Vụ HĐ Giáo Dân Giáo phận TP.HCM.
  • Phụ trách Giới trẻ Khối Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành GP.TP.HCM.
  • Huấn luyện viên trong Ban Huấn Luyện Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể GP.TP.HCM.

             4. Giáo dân tham gia đoàn thể trong giáo xứ.

  • Bà Mẹ Công Giáo:  36 hội viên
  • Huynh Đoàn Đaminh :19 đoàn viên
  • Nhóm Cầu Nguyện:  09 hội viên
  • Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm: 11 đoàn viên.
  • Ca đoàn Đaminh: 08 ca viên.
  • Ca đoàn Phaolô:  19 ca viên.
  • Đội lân Trung Hải Đường:  09 em
Được đăng T.3, 19/10/2010 - 23:21 bởi PhillipDat k1
 

NÉT ĐẸP VĂN HÓA

Nét đẹp cổ truyền

Gốc tích cư dân của Giáo họ Mân Côi là những Giáo dân gốc Yên Mỹ, Nam Am, Bắc phần; nên từ xưa đến nay vẫn còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền do Cha Ông để lại. Những nghi lễ tập tục cổ truyền như :

Lễ Quan Thầy Giáo họ (khu, giáo khu) thì kiệu Đức Mẹ được rước vòng quanh trong giáo họ.

Tháng Hoa vào tháng năm mỗi năm, mỗi giáo họ sẽ tổ chức một đội hoa và giáo họ sẽ tự tập dâng hoa và chia nhau đi quanh làng xóm (lúc đó Bến Hải vẫn còn dáng dấp của một vùng quê) hái những bông hoa tươi về kết thành những mâm hoa dâng lên Đức Mẹ khi đến kỳ dâng hoa được cắt luân phiên.

Mùa Chay giáo họ cũng có rất nhiều giáo dân siêng năng tập nguyện ngắm, dâng hạt, kiệu Chúa Vác Thánh Gía, Đóng Đinh, Táng Xác Chúa xốc vác trong phụng vụ và các nghi lễ của giáo họ cũng như của giáo xứ đưa xuống…

Hàng năm mỗi nhân danh đều phải đóng tiền niên liễm. Số tiền này chi dùng cho những sinh hoạt phụng vụ trong giáo họ. Tập tục này hiện nay đã bãi bỏ, mỗi khi giáo họ có việc chung, ban điều hành đi quyên góp trong giáo dân.

Trong giáo họ có Ban điều hành giáo họ (xưa tùy theo từng thời kỳ có lúc gọi là Ban Hành giáo, Khu giáo) được giáo dân cử tuyển để đại diện cho Giáo họ phục vụ giáo dân trong công việc hành chánh và quản lý giáo họ về tôn giáo. Xưa kia, nếu tới lượt dân trong khu bầu làm Trùm nếu không nhận chức phải đóng tiền Vọng Trùm, sau khi đã đóng tiền vọng tuy không làm việc nhưng vẫn được mọi người chào hỏi, thưa gởi là ông Trùm; lúc qua đời thì mọi người đến tư gia viếng xác, phân ưu cầu nguyện, chia buồn. Chuyện hậu sự của Ông Trùm dĩ nhiên phải chu đáo và tươm tất hơn mọi người.

Có những nét văn hóa vào thời bấy giờ đi đôi với tình làng nghĩa xóm là những tập tục có cái đáng yêu, nhưng cũng có những tập tục bây giờ không còn phù hợp với nếp sống thời đại. Niềm tin Thiên Chúa được thể hiện qua hành động, lòng đạo đức phải thành kính tôn sùng triệt để, nên sinh hoạt mục vụ hoặc công tác tông đồ giáo dân vẫn còn chân chất và mộc mạc và đôi lúc còn hình thức.

Cho đến sau Công đồng Vaticanô thứ hai, đời sống đức tin được Giáo Hội canh tân hóa theo công đồng, những tập tục được thay đổi dần dần, nhận thức về đời sống đạo được nâng lên, người giáo dân sống đạo bớt đi những hình thức, anh chị em trong Ban điều hành trở thành những hạt muối mặn cho đời  và là những người phục vụ cộng đoàn nhiệt thành, khi hữu sự có mặt không chỉ ban điều hành mà còn tất cả mọi người của giáo họ. Khi gia đình nào trong giáo họ có người qua đời thì Ban điều hành mau mắn đến với nhà hiếu để giúp đỡ, hướng dẫn...chứ không còn là kiểu "xin cho" khi có hiếu hỷ hoặc hữu sự

Tình cảm giữa chủ chăn , quý chức làm việc với giáo dân gắn bó và gần gũi hơn khi đến dịp lễ Tết, Cha Xứ thường đi thăm hỏi từng gia đình giáo dân để qua đó Ngài hiểu biết nhiều hơn về hoàn cảnh, cuộc sống của từng "con chiên".

Đi cùng với thay đổi nét văn hóa của Giáo họ, số dân trong Giáo họ tăng đột biến do nhiều yếu tố: Giáo xứ Bến Hải, cái nôi của Giáo họ trở thành đô thị trong nhịp sống hiện đại và đi lên của thành phố. Nghề nông được thay thế bằng đủ loại hình kinh doanh dịch vụ. Lớp trẻ đi học và đi làm hãng xưởng tại trung tâm thành phố, lối sống và văn hóa thay đổi từng ngày  thấm vào mỗi gia đình. Giai đoạn này số hộ gia đình công giáo trong giáo họ tăng do dân nhập cư từ miền Bắc và các tỉnh miền quê đổ về thành phố. Do đó việc quản lý của ban điều hành giáo họ trở nên khó khăn và phức tạp hơn, nhất là vấn đề hôn phối.

Ban điều hành được trẻ hóa, phục vụ năng động hơn, đặc biệt quan tâm hơn đến nhóm trẻ của Giáo họ để phục vụ cộng đoàn dân Chúa mỗi ngày tốt hơn.