Theo chiều ngang, tính từ Giáo họ Lu-Y, thì Giáo họ Antôn ở vị trí thứ hai: đông nam giáp Giáo họ Lu-Y, đông bắc giáp Giáo họ Mân Côi, tây bắc hướng về Nhà thờ. Số giáo dân hiện nay lên tới 450 nhân danh.
Con số ban đầu khi thành lập xứ, khoảng trên dưới 70 người, từ một trại định cư ở Hố Nai, nay là Giáo xứ Bắc Hải, thuộc Xuân Lộc, theo Cha cố Giuse Maria Nguyễn kế Phú đến đây. Trước khi di cư, là giáo dân gốc ở xứ An Toàn, xã Kiến Thuỵ, tỉnh Kiến An, Địa phận Hải Phòng (nay là giáo xứ An toàn, phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng). Vì là con chiên cũ, nên mới theo Ngài về đây. Con số hiện nay, gần một nửa là những người từ các nơi khác, các người nhập cư, xin ghi tên vào sổ họ.
Tên gọi Giáo họ Antôn, đã nhiều lần đổi: thời Cha tiên khởi gọi là Khu An Toàn, vì gốc lúc ở miền Bắc là làng An Toàn. Sau một thời, lại gọi là Khu Hai, vì ở vị trí thứ Hai trong bốn Khu.
Đến thời Cha cố Gioan Baotixita Nguyễn An Hoà, gọi là Khu giáo Antôn, vì mang tên Thánh Quan Thầy như thế.
Thời Cha kế nhiệm Vinh sơn Trần văn Hoà, theo quy chế Hội đồng Giáo xứ “khu giáo” được dùng trong thời gian lâu nhất. Cho đến khi Cha Giuse Maria Phạm hồng Thái nhiệm xứ, tên gọi Hội đồng Giáo xứ đổi thành Hội đồng Mục Vụ, khu giáo Antôn cũng đổi thành Giáo họ Antôn.
Thời Cha kế nhiệm Vinh sơn Trần văn Hoà, theo quy chế Hội đồng Giáo xứ “khu giáo” được dùng trong thời gian lâu nhất. Cho đến khi Cha Giuse Maria Phạm hồng Thái nhiệm xứ, tên gọi Hội đồng Giáo xứ đổi thành Hội đồng Mục Vụ, khu giáo Antôn cũng đổi thành Giáo họ Antôn.
Theo truyền thống làng nước ngày xưa ở miền Bắc, Họ An Toàn nhận thánh Antôn đệ Pa-du-a làm Quan Thầy. Hằng năm kính lễ vào ngày 13 tháng 6, có đọc lại “Sắc Ông Thánh Antôn”, đã được Đức Giám Mục Trương Cao Đại phê duyệt, có câu rằng: “A-vê Maria đầy ga-ra-xi-a, sắc Ông Thánh Antong, Họ An Toàn...” Nội dung khuyến giáo dân trong họ hãy thương yêu nhau, dạy cách tổ chức trong họ: đặt ra một ông Trùm - một ông Trùm Kẻ Liệt - một ông Trương đồng nhi nam - một bà Trương đồng nhi nữ; và cũng dạy cách làm việc của mỗi vị, thí dụ: “khi trong họ có ai phải liệt lào, thì ông Trùm Kẻ Liệt phải đến hỏi thăm cùng mời Thầy Cả...”
Căn cứ vào Sắc ấy, làng nước xưa kia ở đất Bắc, như di cư vào đây cách tổ chức, sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt xã hội. Quan Lý-đạo Trùm, lệ xưa thế nào, thì nay duy trì thế ấy: quyền lợi, nghĩa vụ của các chức sắc, của mỗi người dân họ, rất tỷ mỷ, rất chặt chẽ. Các việc hôn-tang-tế (theo cách nói của phong tục Việt Nam), ông Trùm, ông Trưởng, ông bà Trương, phải làm sao, được hưởng quyền lợi gì... Đến hôm nay, khi nhắc nhớ đến thời ấy, cảm nhận của người nghe, có thấy một niềm thân ái, một kỷ niệm êm đềm?
Theo lệ làng, nghe các vị cao niên kể lại rằng: khi có tang, nhà hiếu phải báo cho hàng họ, còn gọi là “trình họ”, một chai rượu, cành cau. Bước tiếp theo, ông Trùm nổi trống “họp họ” và quanh mâm cơm nhà hiếu để cùng nhau cắt đặt công việc. Người đi khiêng, gọi là “triều công”
Với người quá cố, tuỳ theo chức tước, công lao, sẽ được hưởng quyền lợi, rất tỷ mỷ, đến độ được đi mấy lá cờ. Như vậy gọi là “bậc”.
Lệ làng còn đặt ra các bậc, lệ mua bán “phẩm hàm”, để trong lúc này đây, hòng mà hưởng nhờ “bậc mấy”...Mục đích ấy, để tạo nguồn tài chánh cho xây dựng, kiến thiết, sinh hoạt trong Họ.
Theo lệ làng, nghe các vị cao niên kể lại rằng: khi có tang, nhà hiếu phải báo cho hàng họ, còn gọi là “trình họ”, một chai rượu, cành cau. Bước tiếp theo, ông Trùm nổi trống “họp họ” và quanh mâm cơm nhà hiếu để cùng nhau cắt đặt công việc. Người đi khiêng, gọi là “triều công”
Với người quá cố, tuỳ theo chức tước, công lao, sẽ được hưởng quyền lợi, rất tỷ mỷ, đến độ được đi mấy lá cờ. Như vậy gọi là “bậc”.
Lệ làng còn đặt ra các bậc, lệ mua bán “phẩm hàm”, để trong lúc này đây, hòng mà hưởng nhờ “bậc mấy”...Mục đích ấy, để tạo nguồn tài chánh cho xây dựng, kiến thiết, sinh hoạt trong Họ.
Suốt thời gian dài, thời Cha Giuse Maria Nguyễn Kế Phú (1956 – 1964) sang Cha kế nhiệm Gioan Baotixita Nguyễn An Hoà (1964 – 19992), sinh hoạt trong hàng khu vẫn còn lề nếp cũ:
Ông Trùm Kẻ Liệt có trách nhiệm coi sóc, giúp đỡ những người đau bệnh nguy tử: giúp bệnh nhân chuẩn bị tâm hồn đón nhận các bí tích sau hết và cả những hậu sự lúc sinh thì.
Ông Trưởng có trách nhiệm liên quan đến các sinh hoạt, có tính phần xác, ở trong Họ. Chẳng hạn đến kỳ phiên quét dọn nhà thờ, ông Trưởng sẽ điều động người công tác.
Ông bà Trương thì lo cho các đồng nhi nam và nữ. Trong nhà thờ coi việc trật tự , nghiêm trang các giờ Kinh - Lễ. Bên ngoài lo cho trẻ học kinh bổn, dâng hoa Đức Bà, ca vãn mùa than Hang Đá...
Ông Trùm Kẻ Liệt có trách nhiệm coi sóc, giúp đỡ những người đau bệnh nguy tử: giúp bệnh nhân chuẩn bị tâm hồn đón nhận các bí tích sau hết và cả những hậu sự lúc sinh thì.
Ông Trưởng có trách nhiệm liên quan đến các sinh hoạt, có tính phần xác, ở trong Họ. Chẳng hạn đến kỳ phiên quét dọn nhà thờ, ông Trưởng sẽ điều động người công tác.
Ông bà Trương thì lo cho các đồng nhi nam và nữ. Trong nhà thờ coi việc trật tự , nghiêm trang các giờ Kinh - Lễ. Bên ngoài lo cho trẻ học kinh bổn, dâng hoa Đức Bà, ca vãn mùa than Hang Đá...
Ban điều hành Giáo họ
Xin ghi công các chức sắc đã một thời cống hiến:
Ông Trùm
1. Đaminh Nguyễn Văn Niên 1908 - 1972 +
2. Antôn Vũ Văn Hành 1912 – 1987 +
3. Giuse Trần Đức Thung 1901 – 1975 +
4. Antôn Bùi Văn Tuất 1927 – 1990 +
5. Giuse Đào Công Toan 1936 –
6. Đaminh Trần Văn Tiền 1924 – 1993 +
7. Antôn Nguyễn Văn Đà 1935 – 2004 +
1. Đaminh Nguyễn Văn Niên 1908 - 1972 +
2. Antôn Vũ Văn Hành 1912 – 1987 +
3. Giuse Trần Đức Thung 1901 – 1975 +
4. Antôn Bùi Văn Tuất 1927 – 1990 +
5. Giuse Đào Công Toan 1936 –
6. Đaminh Trần Văn Tiền 1924 – 1993 +
7. Antôn Nguyễn Văn Đà 1935 – 2004 +
Ông Trùm Kẻ liệt
1. Antôn Vũ Ngọc Ban 1917 – 1967 +
2. Gioan Baotixita Phạm Văn Đạt 1925 – 1999 +
1. Antôn Vũ Ngọc Ban 1917 – 1967 +
2. Gioan Baotixita Phạm Văn Đạt 1925 – 1999 +
Ông Trương
Tôma Nguyễn Trinh Thế 1897 – 1968 +
Tôma Nguyễn Trinh Thế 1897 – 1968 +
Bà Trương
Maria Nguyễn Thị Nhuần 1902 – 1976 +
Maria Nguyễn Thị Nhuần 1902 – 1976 +
Ông Trưởng
Gioan Baotixita Phạm Văn Đạt 1925 – 1999 +
Gioan Baotixita Phạm Văn Đạt 1925 – 1999 +
Dưới thời Cha cố Gioan Baotixita Nguyễn an Hoà, chức Trương được gọi là Quản.
Ông Quản
1.Toma Nguyễn Văn Sức 1922 – 1998 +
2. Antôn Nguyễn Văn Mỵ 1930 –
3. Antôn Nguyễn Văn Đương 1929 – 2004 +
4. Antôn Nguyễn Văn Hợi 1934 –
5. Antôn Bùi Văn Đoái 1932 – 1992 +
Ông Quản
1.Toma Nguyễn Văn Sức 1922 – 1998 +
2. Antôn Nguyễn Văn Mỵ 1930 –
3. Antôn Nguyễn Văn Đương 1929 – 2004 +
4. Antôn Nguyễn Văn Hợi 1934 –
5. Antôn Bùi Văn Đoái 1932 – 1992 +
Bà Quản
1. Maria Nguyễn Thị Bình 1924 – 2003 +
2. Maria Nguyễn Thị Giùm 1914 – 1989 +
3. Maria Nguyễn Thị Ngọ 1917 – 1985 +
4. Maria Bùi Thị Khấn 1934 –
5. Maria Vũ Thị Tuất 1929 –
6. Têrêxa Nguyễn Thị Tiến 1935 –
7. Maria Bùi Thị Xá 1951 –
1. Maria Nguyễn Thị Bình 1924 – 2003 +
2. Maria Nguyễn Thị Giùm 1914 – 1989 +
3. Maria Nguyễn Thị Ngọ 1917 – 1985 +
4. Maria Bùi Thị Khấn 1934 –
5. Maria Vũ Thị Tuất 1929 –
6. Têrêxa Nguyễn Thị Tiến 1935 –
7. Maria Bùi Thị Xá 1951 –
Thời điểm Cha Vinh sơn Trần văn Hoà nhiêm xứ 08.07.1992, theo quy chế Hội đồng Giáo xứ (HDGX) được áp dụng. Tổ chức trị sự hàng xứ đã thay đổi, hàng họ cũng thay đổi. Khu Giáo Antôn có ban điều hành bốn người và nhiệm kỳ là 5 năm.
Khi Cha Giuse Maria Phạm hồng Thái về nhiệm xứ 11.09.1999 : quy chế Hội đồng Mục Vụ Giáo xứ (HDMV) đã được Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Phạm Minh Mẫn duyệt. Lúc này, Giáo Họ Antôn có ban Điều hành gồm sáu người và nhiệm kỳ là 5 năm.
Dù tên gọi và chức danh có thay đổi, nhưng nhiệm vụ cũng là các công việc phục vụ mọi người trong Giáo họ. Trưởng Giáo Họ cũng là trưởng Khu Giáo...Các ban điều hành Giáo họ đã trải qua nhiều nhiệm kỳ:
Khi Cha Giuse Maria Phạm hồng Thái về nhiệm xứ 11.09.1999 : quy chế Hội đồng Mục Vụ Giáo xứ (HDMV) đã được Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Phạm Minh Mẫn duyệt. Lúc này, Giáo Họ Antôn có ban Điều hành gồm sáu người và nhiệm kỳ là 5 năm.
Dù tên gọi và chức danh có thay đổi, nhưng nhiệm vụ cũng là các công việc phục vụ mọi người trong Giáo họ. Trưởng Giáo Họ cũng là trưởng Khu Giáo...Các ban điều hành Giáo họ đã trải qua nhiều nhiệm kỳ:
Trưởng Giáo họ:
1. Ô. Antôn Bùi Văn Khải 1941-
2.Ô. Antôn Nguyễn Văn Khang 1948 –
3. Ô. Antôn Bùi Văn Thông 1957 –
1. Ô. Antôn Bùi Văn Khải 1941-
2.Ô. Antôn Nguyễn Văn Khang 1948 –
3. Ô. Antôn Bùi Văn Thông 1957 –
Phó Giáo họ:
1. Ô. Antôn Nguyễn Văn Khang 1948 –
2. Ô. Antôn Bùi văn Cư 1954 –
3. Ô. Antôn Phạm văn Giác 1937 –
4. Ô. Antôn Nguyễn thanh Tịnh 1960 –
1. Ô. Antôn Nguyễn Văn Khang 1948 –
2. Ô. Antôn Bùi văn Cư 1954 –
3. Ô. Antôn Phạm văn Giác 1937 –
4. Ô. Antôn Nguyễn thanh Tịnh 1960 –
Ủy viên phụ trách Tông đồ Bác ái:
1. Cô Maria Nguyễn thị Tuyết Sơn
2. Bà Maria Đỗ Thị Khuôn
1. Cô Maria Nguyễn thị Tuyết Sơn
2. Bà Maria Đỗ Thị Khuôn
Ủy viên phụ trách Giới trẻ:
1. Ô. Antôn Bùi Văn Cư 1954 -
2. Ô. Antôn Bùi Văn Giỏi 1965 –
1. Ô. Antôn Bùi Văn Cư 1954 -
2. Ô. Antôn Bùi Văn Giỏi 1965 –
Ủy viên Phụng Vụ:
1. Ô. Antôn Bùi Văn Cư 1954 -
2. Ô. Giuse Đặng Công Hiệp 1962 –
1. Ô. Antôn Bùi Văn Cư 1954 -
2. Ô. Giuse Đặng Công Hiệp 1962 –
Quản giáo:
1. Cô Maria Nguyễn Thị Tuyết Sơn 1947 –
2. Cô Maria Hà Thị Bích 1966 –
1. Cô Maria Nguyễn Thị Tuyết Sơn 1947 –
2. Cô Maria Hà Thị Bích 1966 –
Nhiệm kỳ 2012-2016:
1. Trưởng giáo họ: Ông Antôn Bùi Văn Thông
2. Phó 1: Ông Antôn Nguyễn Thanh Tịnh
3. Phó 2: Ông Phêrô Trần Quang Oánh
4. Thư ký: Ông Đaminh Đào Minh Thắng
5. Quản họ: Bà Maria Bùi Thị Lương
6. Thủ quỹ: Bà Maria Nguyễn Thị Trương
1. Trưởng giáo họ: Ông Antôn Bùi Văn Thông
2. Phó 1: Ông Antôn Nguyễn Thanh Tịnh
3. Phó 2: Ông Phêrô Trần Quang Oánh
4. Thư ký: Ông Đaminh Đào Minh Thắng
5. Quản họ: Bà Maria Bùi Thị Lương
6. Thủ quỹ: Bà Maria Nguyễn Thị Trương